Hầu hết những người học sơ cứu đều đạt được kết quả đáng kể. Khi học sơ cứu, bạn không chi học được các kỹ năng mới và gặp gỡ những người mới mà còn có thể tạo ra khác biệt thực sự cho cuộc sống. Giúp đỡ những người bị bệnh hoặc bị thương thường đem đến nhiều cảm xúc tích cực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng khi được nhờ sơ cứu và xúc động khi đã điều trị xong cho một nạn nhân, bất kể kết quả như thế nào.
Đôi khi, sự căng thẳng đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sau mỗi sự cố. Mỗi người phản ứng với những tinh huống căng thẳng theo một cách khác nhau và một số người dễ bị căng thẳng hơn. Điều quan trọng là học cách đối phó với chúng để duy trì sức khỏe và làm việc hiệu quả với vai trò người tiến hành sơ cứu. Hiểu được nhu cầu riêng của bản thân có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống trong tương lai.
1. Ngay sau sự cố
Cấp cứu là một trải nghiệm cảm xúc. Nhiều người sơ cứu thấy hài lòng, thậm chí phấn khích, và hầu hết đều ứng phó tốt. Tuy nhiên, sau khi điều trị xong cho một nạn nhân, tùy thuộc vào loại sự việc và kết quả, bạn có thể trải qua những cảm xúc lẫn lộn sau:
Những gì đã xảy ra có thể lưu giữ rất lâu trong tâm trí, vì vậy bạn nên nói chuyện với người mình tin tưởng về cảm xúc cũng như những gì bạn đã làm.
2. Những phản ứng về sau
Thực hiện sơ cứu có thể đem đến những cảm giác tích cực khi bạn nhận thấy những điều mới mẻ về bản thân, ví dụ như khả năng ứng phó với khủng hoảng. Tuy nhiên, đôi khi ảnh hưởng của sự cố đổi với bạn sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm sơ cứu của bạn cũng như bản chất sự việc.
Phần lớn các sự cố mà bạn sẽ đồi phó đều không quả nghiêm trọng và có thể sẽ liên quan đến người quen. Nếu từng chứng kiến một sự cố có tính chất đe dọa đến tính mạng hoặc trải qua cảm giác bất lực, bạn có thể thấy mình bị căng thẳng sau vụ việc. Trong hầu hết các trường hợp, những cảm xúc này sẽ mất dần theo thời gian.
3. Khi cần tìm kiếm sự trợ giúp
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng căng thẳng hoặc lo lắng dai dẳng liên quan đến một sự cổ, chẳng hạn như ác mộng và hồi tưởng, hãy tim sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng và có thể tâm sự.
Hãy đi khám nếu bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi các triệu chứng này. Bác sĩ sẽ trao đổi và cùng bạn quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn. Không có gì phải xấu hổ khi tìm kiếm sự giúp đỡ, điều quan trọng là vượt qua được những cảm xúc này. Điều đó sẽ giúp bạn không chỉ đối phó với những cảm xúc hiện tại mà còn học được cách ứng phó với các tình huống khác trong tương lai.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc
Trong sơ cứu, người ta dùng thuốc nhằm mục đích chính là giảm đau. Thông thường, người ta giúp nạn nhân uống thuốc giảm đau của chính họ.
Nhiều loại thuốc có thể mua mà không cần đơn. bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không được tự mua hoặc mượn thuốc để cho nạn nhân dùng.
Nếu bạn khuyên nạn nhân uống bất kỳ loại thuốc nào ngoài các loại được quy định trong sách hướng dẫn này, thì người đó có thể bị nguy hiểm và bạn có thể phải đối mặt với vấn đề về pháp lý. Khi một nạn nhân uống thuốc, cần đảm bảo rằng: