
Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Trong cuộc sống, chúng ta cần biết các phòng tránh và cách xử lý khi bị các chấn thương đặc biệt là chấn thương hàm dưới, mũi và xương má.
1. Chấn thương hàm dưới là gì?
Gãy xương hàm thường là kết quả của lực tác động trực tiếp đến khu vực này.
2. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương hàm dưới
- Một va chạm mạnh vào cắm.
- Ở một số trường hợp, va chạm vào một bên hàm lại tạo ra lực gián tiếp, gây gãy xương ở bên mặt còn lại.
- Ngã tiếp xúc vùng cằm có thể làm gãy xương hàm ở cả hai bên. Hàm dưới có thể bị trật do va chạm vào mặt hoặc do ngáp.
3. Dấu hiệu nhận biết chấn thương hàm dưới
- Khó nói, khó nuốt và khó cử động hàm
- Đau và nôn khi cử động hàm
- Răng bị trệch hoặc gãy, chảy máu miệng
- Sưng nề hoặc bầm tím ở trong và ngoài miệng
4. Cách xử lý khi chấn thương hàm dưới
- Nếu tổn thương không quá nghiêm trọng, giúp nạn nhân ngồi xuống, đầu cúi về phía trước, động viên nạn nhân nhổ răng gãy ra
- Đưa cho nạn nhân một miếng khăn mềm để giữ lên vết thương, nâng đỡ hàm
- Bố trí đưa hoặc gửi nạn nhân đến bệnh viện. Duy trì nâng đỡ hàm nạn nhân trong quá trình di chuyển.
5. Mục tiêu của bạn khi sơ cứu chấn thương hàm dưới
- Bảo vệ đường thở
- Sắp xếp đưa nạn nhân đến bệnh viện
6. Chấn thương xương mũi và xương gò má là gì?
Sưng nề các mô mềm ở mặt có thể gây ra khó chịu, tắc nghẽn đường thở ở mũi gây khó thở. Loại tổn thương này nên được thăm khám tại bệnh biện.
7. Dấu hiệu nhận biết chấn thương xương mũi và xương gò má
- Đau, sưng nề, bầm tím
- Vết thương hoặc máu từ mũi hoặc miệng nhìn thấy rõ
8. Cách xử lý chấn thương xương mũi và xương gò má
- Nhẹ nhàng chườm mắt, bằng khăn lạnh hoặc đá
- Nếu nạn nhân bị chảy máu mũi, cố gắng lấy hai ngón tay kẹp mũi lại để máu thôi chảy. Bố trí đưa hoặc gửi nạn nhân đến bệnh viện.
9. Các điều cần lưu ý khi sơ cứu chấn thương xương mũi và xương gò má
- Nếu có máu hoặc chất dịch lẫn máu chảy ra từ mũi của nạn nhân, xử trí như với chấn thương đầu
- Không cho phép nạn nhân ăn uống vì có thể cần gây mê.
10. Mục tiêu của bạn khi sơ cứu chấn thương xương mũi và xương gò má
- Giảm thiểu đau và sưng nề
- Sắp xếp đưa nạn nhân đến bệnh viện