"3 Phút Sơ Cứu" là một cuốn sách do bác sĩ Ngô Đức Hùng viết, được xuất bản lần đầu vào năm 2020. Sách được thiết kế như một cẩm nang sơ cứu cho mọi người, giúp bạn biết cách xử lý ban đầu các tình huống y tế khẩn cấp và bệnh tật thường gặp, từ đó tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu thiệt hại.
I. Giới thiệu về tác giả và cuốn sách 3 phút sơ cứu
1.Tác giả Ngô Đức Hùng
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, một chuyên gia y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, là một trong những bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết, bác sĩ Hùng đã mang đến những kiến thức giá trị về y học qua các bài viết và cuốn sách của mình.
Anh được biết đến không chỉ vì chuyên môn sâu rộng mà còn bởi phong cách viết gần gũi, thực tế và dễ hiểu. Luôn chia sẻ về sức khỏe, đặc biệt là những lời khuyên về thực dưỡng, chăm sóc sức khỏe và các biện pháp tự nhiên để chữa bệnh.
2.Sách 3 phút sơ cứu
Cuốn sách này được thiết kế như một cẩm nang sơ cứu cho mọi người, giúp bạn biết cách xử lý ban đầu các tình huống y tế khẩn cấp và bệnh tật thường gặp, từ đó tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu thiệt hại.
Nội dung sách được cố vấn bởi Phân hội Cấp cứu Việt Nam (VSEM), đảm bảo tính chính xác và tin cậy, dựa trên các tổng kết nhóm bệnh lý cơ bản và thường gặp nhất ở Việt Nam và luôn được đảm bảo các yếu tố sau:
- Ngắn gọn, rõ ràng, an toàn, hiệu quả
- Cuốn sách trang bị cho người đọc kiến thức tối cơ bản về dịch tễ học, biểu hiện đơn giản và các biện pháp sơ cứu cần thiết.
- Cấu trúc dễ đọc chia ba phần giúp người đọc dễ dàng tự quyết định và áp dụng các biện pháp sơ cứu.
II. Tổng quan về dấu hiệu sinh tồn và tình trạng sốc
Chương 1, bài 12 của cuốn "3 phút sơ cứu" tập trung vào hai khía cạnh quan trọng là dấu hiệu sinh tồn và tình trạng sốc.
- Dấu hiệu sinh tồn bao gồm: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và huyết áp. Đây là các chỉ số cơ bản giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của một người.
- Tình trạng sốc xảy ra khi: các cơ quan trong cơ thể không được cấp máu một một cách đầy đủ dẫn đến thiếu oxy tổ chức, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan.
III. Dấu hiệu và những điều cần biết
Tình trạng sốc:
- Kích động vật vã hoặc li bì hôn mê.
- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt.
- Da nhợt nhạt hoặc thâm tím, lạnh, nhớp nháp mồ hôi.
- Khó thở, thở nhanh.
- Khát nhiều.
Những điều cần biết:
- Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng một loạt các dấu hiệu để nỗ lực duy trì sự tưới máu như tăng nhịp thở, nhịp tim, co mạch để ưu tiên máu cho các cơ quan quan trọng. Các biểu hiện này gọi là sốc.
- Nếu bù trừ được, có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn, tổn thương sẽ dừng lại. Ngược lại, các cơ quan sẽ suy yếu và hậu quả dẫn đến tử vong. Do đó tình trạng sốc cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
- Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sốc: giảm thể tích trong lòng mạch (tiêu chảy mất nước, mất máu), suy tim cấp (nhồi máu cơ tim), do giãn mạch (nhiễm khuẩn nặng, dị ứng nặng gây sốc phản vệ), chấn thương.
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: do cơ thể có nhiều nước và hệ thống tuần hoàn rất nhỏ nên dễ bị sốc hơn người lớn, kèm theo các đáp ứng khó nhận biết hơn.
IV. Những điều cần làm
Tình trạng sốc cần phải được can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Hãy nhấc máy và bấm 115. Trong lúc chờ đợi hỗ trợ y tế, bạn hãy làm những việc sau.
- An ủi người bệnh nếu còn đủ tỉnh táo.
- Đánh giá ban đầu người bệnh theo các bước ABC để hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, trên nền phẳng. Nâng chân cao 30°hoặc 60° nhằm mục đích dồn máu về tim (với điều kiện không có chấn thương kèm theo).
- Nếu người bệnh khó chịu và không thể nằm đầu thấp chân cao, hãy giúp họ ở tư thế nào cảm thấy dễ chịu nhất hoặc giảm đau nhất.
- Nếu người bệnh mất ý thức, còn thở. Hãy đặt họ tư thế nằm nghiêng an toàn tránh sặc vào phổi.
- Tuyệt đối không cho người bệnh ăn/uống khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Việc can thiệp thủ thuật trong bệnh viện sẽ cần dạ dày người bệnh rỗng, tránh trào ngược gây sặc vào phổi.
- Kiểm soát chảy máu và cố định chấn thương để giảm đau nếu có và chú ý đảm bảo thân nhiệt, ủ ấm nếu cần.
V. Những việc nên và không nên khi sơ cứu
Các động tác sơ cứu cho người bệnh sốc chỉ mang tính chất tạm thời, không thể thay thế được các can thiệp y tế. Vì vậy dưới đây là những điều cần chú ý khi đợi đội ngũ y tế có mặt.
Nên làm:
- Thực hiên động tác nâng cao chân giúp cải thiện được tuần hoàn ở người không có chấn thương và tư thế nằm ngửa giúp ích cho chức năng tim tốt hơn các tư thế khác.
- Liên tục kiểm tra dấu hiệu sinh tồn.
- Trấn an và giữ bình tĩnh cho nạn nhân và cả bản thân.
- Thực hiện xong nên trông chừng, túc trực nạn nhân đến khi đội ngũ y tế có mặt.
Không nên:
- Hoảng loạn hoặc lơ là.
- Di chuyển nạn nhân nếu không cần thiết.
- Cho nạn nhân ăn uống khi chưa rõ tình trạng.
- Sơ cứu khi thiếu kiến thức.
VI. Tổng kết
Qua chương 1, bài 12 mà bác sĩ Ngô Đức Hùng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn và nhận biết tình trạng sốc. Cung cấp kiến thức cần thiết giúp người đọc hiểu rõ các chỉ số cơ bản và cách xử lý sơ cứu tình huống khẩn cấp sẽ giúp bạn phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tăng cơ hội cứu sống nạn nhân và giảm thiểu thiệt hại.