Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Bài viết chia sẻ về dấu hiệu và các ưu tiên cấp cứu khi nạn nhân bất tỉnh. ngừng hô hấp.
1. Dấu hiệu nạn nhân bất tỉnh, ngừng hô hấp

Dấu hiệu hô hấp:
- Không thấy lồng ngực di chuyển lên xuống.
- Không nghe hoặc cảm nhận hơi thở từ mũi, miệng.
- Có thể xuất hiện thở ngáp (gasping), đây là phản xạ cuối cùng của cơ thể trước khi ngừng thở hoàn toàn.
Dấu hiệu tuần hoàn:
- Da xanh tím, đặc biệt ở môi, mặt, đầu ngón tay.
- Mạch yếu hoặc không bắt được.
- Mất ý thức, không phản ứng với kích thích.
Dấu hiệu thần kinh:
- Đồng tử giãn lớn, không phản xạ với ánh sáng.
- Mất trương lực cơ, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng tùy theo nguyên nhân ngừng thở.
2. Các ưu tiên cấp cứu
Dưới dây là các ưu tiên cấp cứu phổ biển khi gặp nạn nhân bị bất tỉnh hoặc ngừng hô hấp:
- Hồi phục nhịp tim
- Khai thông đường thở
- Hô hấp nhân tạo
Hồi phục nhịp tim

Máy khử rung tim tự động (AED) được sử dụng để tái lập lại nhịp tim. Sử dụng AED hiệu quả ngay cả với người không được huấn luyện, nhưng cần làm theo chỉ dẫn của máy.
- Bật máy, làm theo hướng dẫn bằng giọng nói.
- Nếu máy khuyến nghị sốc tim, đảm bảo không ai chạm vào nạn nhân trước khi sốc.
- Tiếp tục CPR ngay sau sốc nếu nạn nhân chưa có dấu hiệu hồi phục.
Khai thông đường thở

Đường thở của nạn nhân bất tỉnh thường bị tắc nghẽn do lưỡi tụt hoặc vật cản.
Các bước khai thông bằng phương pháp "Ngửa đầu - Nâng cằm":
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
- Một tay đặt lên trán, ấn nhẹ ra sau để ngửa đầu nạn nhân.
- Tay còn lại đặt hai ngón tay dưới cằm, nâng cằm lên để mở đường thở.
- Kiểm tra hơi thở (nghe, cảm nhận, nhìn ngực nạn nhân).
- Nếu nạn nhân tự thở lại, đặt họ vào tư thế hồi phục. Nếu không, tiến hành CPR.
Hô hấp nhân tạo

Phương pháp thổi hơi vào miệng hoặc mũi nạn nhân nhằm cung cấp oxy cần thiết.
Quy trình:
- Bịt kín mũi, thổi hơi qua miệng vào phổi nạn nhân.
- Kiểm tra lồng ngực nạn nhân phồng lên để đảm bảo hơi vào đúng đường thở.
3. Chú ý

Kiểu Thở Ngáp Cá: thường ngắn, không đều, xuất hiện trong vài phút đầu sau khi ngừng tim.
- Không nhầm lẫn giữa kiểu thở ngáp cá với kiểu thở thông thường.
- Ép tim hoặc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân kịp thời nếu xuất hiện kiểu thở ngáp cá.