Cây hạnh phúc là loại cây thân gỗ, có nguồn gốc từ vùng Nam Âu và Tây Á. Trong môi trường tự nhiên, loài cây này có thể cao đến 3m. Thân cây có màu nâu đen, xù xì. Lá cây có màu xanh non và đậm dần khi trưởng thành, bề mặt lá bóng loáng.
Cây hạnh phúc có những loại nào?
Trên thị trường, chúng ta thường bắt gặp 2 loại chính của cây hạnh phúc: Cây hạnh phúc chậu đất và cây hạnh phúc thủy sinh.
Sự xuất hiện này là do nhu cầu của thị trường. Cây hạnh phúc được trồng trong chậu đất thường sẽ được sử dụng để trang trí nội thất hoặc ngoại thất. Cây hạnh phúc thủy sinh thường được sử dụng để làm cây trang trí để bàn
Ý nghĩa phong thủy của cây hạnh phúc
Giống như tên gọi của nó, cây hạnh phúc mang theo ý nghĩa về sự hạnh phúc, may mắn, sự gắn kết, tình yêu thương. Màu xanh và hình dáng bắt mắt hình trái tim của cành và lá cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa về niềm tin, niềm hy vọng và sự lạc quan, tích cực.
Cây hạnh phúc được sử dụng ở các kệ trang trí, bàn làm việc, bàn sofa... với ý nghĩa là mang lại sự gắn kết cho các thành viên trong gia đình. Cây hạnh phúc có khả năng hút những tiêu cực và điều hòa lại năng lượng cho không gian mà nó được đặt, do vậy, nó sẽ mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Đặc điểm của cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera Sinica và tên tiếng Anh là China doll. Đây là một loại cây thuộc họ thân gỗ, sinh trưởng chủ yếu tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Khi được trồng trong môi trường tự nhiên, cây hạnh phúc có thể cao từ 1m đến 3m, nhưng nếu trồng trong nhà, chiều cao của cây chỉ trung bình từ 1.4m đến 1.6m.
Cây hạnh phúc là một loại cây thuộc họ thân gỗ, sống trong môi trường khí hậu ôn đới
Lá cây có màu xanh tưới mát, mỗi cành mọc ra 3 lá chụm thành hình trái tim rất bắt mắt. Khi được trồng trong tự nhiên, cây có thể ra hoa màu trắng và kết thành quả hình hạt đậu.
Cây hạnh phúc có một sức sống mãnh liệt và hình dáng lá độc lạ, xanh tốt nên chúng đã được mang từ tự nhiên về làm đồ trang trí trong nhà và ngoài vườn tược, để nhiều người có thể ngắm vẻ đẹp thuần khiết của nó. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, hầu như cây hạnh phúc không ra hoa.