Cây trâm hay còn được gọi là cây trâm rừng, vối rừng, trâm mốc, hậu phác nam, là một loài cây to, thân có vỏ dày, cành dẹt, màu trắng mốc.
Đặc điểm, phân loại cây trâm
Cây trâm có thân gỗ, cao từ 8- 20m, một số cây có tuổi thọ lớn có thể cao đến 30m, thân cây có đường kính khá lớn, khoảng 50m. Vì cùng thuộc chi Trâm nên cây trâm có hình dáng khá giống với cây mận roi.Cành cây dẹt và màu trắng, xám khi khô. Lá cây có hình elip, thường mọc đối xứng lẫn nhau, mặt trên lá có màu xanh đậm, bóng và mặt dưới sẽ nhạt hơn.Đặc biệt, gỗ của loài cây này khá cứng và có vân gỗ rất mịn, khó bị mục nát lại dễ gia công nên rất thích hợp để thiết kế thành các thiết bị nội thất trong nhà. Tuy nhiên, do cây trâm cũng khá hiếm và quý nên rất khó tìm thấy các đồ nội thất từ gỗ cây trâm trên thị trường.
Tác dụng của cây trâm
Trong y học dân gian, cây trâm thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường và điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy nặng.Ngoài ra, do trong vỏ thân, cành to và lá trâm có vị cay, đắng, hàn the, chát nên có tác dụng chữa táo thấp, tiêu thực, long đờm,... Quả trâm có vị chua nên sẽ giúp lợi tiêu hóa, lợi tiểu và anthocyanin cùng các vitamin có chứa trong quả trâm cũng giúp hạ đường huyết.Bên cạnh đó, theo một vài nghiên cứu trong đông y, nó cũng giúp giảm nhẹ các bệnh viêm phế quản, hen suyễn. Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, nó còn có khả năng điều trị táo bón, rối loạn tuyến tụy, các vấn đề về thần kinh và dạ dày.
Cách trồng cây trâm tại nhà
Đầu tiên, bạn cần phải mua giống cây trâm rừng về và chọn đất có độ tơi xốp, gần nguồn nước để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.Sau đó, bạn cạo bỏ lớp nilon bên ngoài cây giống, đặt cây vào giữa hố trồng, cắm cố định cây theo phương thẳng đứng. Tiếp đến, bạn lấp đất và hãy nén thật chặt để cây không bị đổ khi gió thổi. Cuối cùng là thường xuyên tưới nước vào gốc cho cây để cây nhanh phát triển.