
Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Mất nước xảy ra khi cơ thể không được bổ sung đủ nước hoặc mất quá nhiều qua nôn, tiêu chảy, sốt, hoặc đổ mồ hôi.
1. Bạn cần biết
Mất nước xảy ra khi cơ thể không được bổ sung đủ nước hoặc mất quá nhiều qua nôn, tiêu chảy, sốt, hoặc đổ mồ hôi. Nếu không xử lý kịp thời, mất nước nặng có thể đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân chính:
- Nôn nhiều, tiêu chảy, sốt.
- Tăng lượng nước tiểu bất thường.
- Đổ mồ hôi do tập luyện thể thao, chán ăn.
Đối tượng dễ bị mất nước:
- Trẻ nhỏ: Cơ chế điều chỉnh chưa hoàn thiện.
- Người già: Lão hóa làm giảm phản ứng với mất nước, dấu hiệu không rõ ràng.
Dấu hiệu mất nước:
- Khát nước, miệng khô, nước tiểu ít và sẫm màu.
- Mắt trũng, da khô, giảm độ đàn hồi.
- Trẻ khóc không nước mắt, thóp trũng.
- Rối loạn ý thức, li bì, hôn mê, hoặc co giật.
Khi nào cần đến viện ngay:
- Không tiểu trong 8 giờ.
- Tiêu chảy >2 ngày, kèm sốt hoặc đau bụng.
- Trẻ nhỏ thóp trũng, bỏ bú, khóc không nước mắt.
- Xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
2. Bạn cần làm
Uống nước:
Uống từng ngụm nhỏ, không uống quá nhiều một lần.
Dùng dung dịch oresol hoặc nước điện giải không đường.
Trẻ bú mẹ: Tiếp tục bú theo nhu cầu.
Đi viện ngay: Nếu có dấu hiệu mất nước nặng.
3. Nên và không nên
Các loại nước thay thế khi không có oresol:
- Nước điện giải không đường, nước gạo rang, nước dừa tươi.
- Dung dịch tự pha: 2 thìa cà phê muối + 6 thìa cà phê đường pha 1 lít nước sạch.
Phòng mất nước:
- Uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày.
- Mặc quần áo thoáng mát, chống nắng khi ra ngoài.
- Bổ sung nước trước, trong, và sau khi tập luyện.