
Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
1. Chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khủy tay thường xảy ra do ngã chống tay hoặc va đập mạnh, làm gãy hoặc di lệch khớp ở khuỷu. Tình trạng này có thể gây đau nhức dữ dội, sưng, và mất khả năng cử động. Việc sơ cứu kịp thời rất quan trọng để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
Các dấu hiệu nhận biết:
- Đau và tăng lên khi vận động.
- Sưng, bầm tím, hoặc biến dạng ở khuỷu tay.
- Khớp khuỷu khó hoặc không thể cử động.
2. Cần làm gì khi sơ cứu
- Nếu khuỷu tay có thể gập được: Hỗ trợ khuỷu tay ở tư thế gập nhẹ tự nhiên. Tháo các trang sức, đồng hồ, hoặc vật cản khác trên cánh tay để tránh chèn ép khi sưng.
- Nếu khuỷu tay không thể gập được: Đặt một miếng đệm mềm dưới khuỷu tay để giảm đau. Giúp nạn nhân giữ khuỷu tay ở tư thế nâng cao thoải mái.
- Dùng băng tam giác để cố định: Sử dụng băng tam giác hoặc vải mềm, quấn và cố định khuỷu tay. Cuốn băng cách xa vùng tổn thương ít nhất 6 cm để tránh gây áp lực trực tiếp.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện: Sau khi cố định, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.
- Kiểm tra mạch máu ở cánh tay: Kiểm tra mạch đập ở tay mỗi 10 phút. Nếu không thấy mạch, nới lỏng băng ngay lập tức và hỗ trợ y tế khẩn cấp.
3. Lưu ý quan trọng
- Không cho nạn nhân tự cử động khuỷu tay.
- Không cố nắn chỉnh khớp bị lệch.
4. Mục tiêu sơ cứu
- Giảm đau, cố định khuỷu tay ở tư thế an toàn.
- Ngăn ngừa tổn thương thêm trước khi nạn nhân được chăm sóc y tế.