
BẠN CẦN BIẾT

Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao kéo dài, kèm theo mất nước, điện giải. Đôi khi nó có thể xảy ra trong môi trường không liên quan đến nhiệt độ trước đó, ở những người chơi thể thao gắng sức quá độ.
Nguyên nhân chính
Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao kéo
dài, kèm theo mất nước, điện giải. Đôi khi nó có thể xảy ra trong môi
trường không liên quan đến nhiệt độ trước đó, ở những người chơi
thể thao gắng sức quá độ.
Đối tượng dễ bị sốc nhiệt

- Trẻ nhỏ: Cơ chế điều chỉnh chưa hoàn thiện.
- Người già: Lão hóa làm giảm phản ứng với mất nước, dấu hiệu không rõ ràng.
- Người có bệnh mãn tính và đang dùng thuốc
- Người đang vận động hoặc làm việc trong môi trường nóng
Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

- Lú lẫn, mất phương hướng.
- Đi lảo đảo bất thường.
- Rối loạn ý thức, li bì, hôn mê, hoặc co giật.
Khi nào cần đến viện ngay

- sốt cao >40°C.
- da khô nóng
- nôn mửa, lú lẫn, động kinh mạch nhanh, thở nhanh
- Xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
BẠN CẦN LÀM

- Di chuyển người bệnh vào nơi mát mẻ, có bóng râm. Cởi bỏ bớt
quần áo. Có thể nằm nghiêng để da tiếp xúc với không khí làm mát nhiều hơn.
- . Làm ướt da bằng nước và quạt mát cơ thể. Có thể làm mát da
bằng tắm trong bồn nước. Đắp túi nước đá vào cổ, hai bên đùi,
nách, của người bệnh, đây là nơi giàu mạch máu giúp cơ thể tỏa
nhiệt tốt.
Mục tiêu: hạ nhiệt độ cơ thể xuống 38-39°C
- Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho uống nhiều nước có chất điện
giải (nước khoáng, oresol), không dùng nước có đường, 1-21
trong 2h.
NÊN VÀ KHÔNG NÊN

- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi hoạt động ngoài trời.
- Uống đủ nước để ngăn ngừa mất nước. Tối thiểu 1000ml/ ngày,đặc biệt là loại nước có chất điện giải. Uống 600-800ml nướctrước khi tập thể thao 2h, uống thêm 200ml dù không khát ngaytrước khi hoạt động. Trong khi tập, mỗi 20 phút bạn bổ sungthêm 200ml dù không có cảm giác khát.
- Không dùng đá lạnh để hạ nhiệt cho trẻ em, người già, người bịbệnh mạn tính vì độ nhạy cảm của trung tâm điều hòa nhiệt ởđối tượng này không ổn định nên khó kiểm soát được nhiệt độcơ thể.
- Không nên cho người sốc nhiệt uống nước đá lạnh, nước đá cóthể kích thích niêm mạc dạ dày gây ra cơn nôn ói.