Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
1.Giới thiệu về rắn
- Rắn là nhóm động vật bò sát thuộc phân bộ Serpentes
- Không có chân, thân hình trụ, và được bao phủ bởi lớp vảy xếp chồng
- Chúng có thể phân biệt với thằn lằn không chân nhờ đặc điểm như không có mí mắt và tai ngoài.
- Rắn là động vật ngoại nhiệt, có xương sống và màng ối.
- Các loài rắn khác nhau sở hữu nọc độc với mức độ và tác động đặc trưng, có thể điều chỉnh lượng nọc khi tấn công con mồi.
2. Các họ rắn nguy hiểm cần chú ý.
Họ rắn hổ: rắn hổ mang, hổ chúa, hổ đất, hổ mèo, cạp nong, cạp nia...
Triệu chứng: Gây hoại tử, liệt cơ, nói khó, nuốt khó, suy hô hấp.
Họ rắn lục: rắn lục xanh, lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp
Triệu chứng: Gây phù nề, bọng nước, chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa.
3. Cách xử lý rắn cắn
Bước 1: Di chuyển đến vùng an toàn, trách vùng hoạt động của rắn
Bước 2: Gọi trợ giúp y tế càng sớm càng tốt
Bước 3: Đánh giá và xử lý theo các bước sau:
- Tránh xa khu vực nguy hiểm nơi rắn hoạt động
- Xem nạn nhân bất tỉnh hay tỉnh táo để có phương án xử lý đúng đắn tùy theo tình trạng.
- Gọi điện cho 115 để báo sự việc và cập nhật tình trạng nạn nhân hiện tại cho nhân viên y tế.
Bước 4: Hạn chế chất độc phát tác bằng cách:
- Động viên người bị nạn bình tĩnh vì càng hoảng loạn nọc độc sẽ càng lan ra nhanh hơn
- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức đề phòng tình trạng sưng nề có thể diễn ra sau đó
- Để vị trí vết cắn thấp hơn tim
Đối với họ rắn hổ: chúng ta sẽ tiến
hành băng ép cho vết thương và sử
dụng nẹp để bất động chi
Đối với họ rắn lục: thì chúng ta tuyệt đối không sử dụng biện pháp băng ép. Hạn chế vận động và vận chuyển nạn nhân đến CSYT sớm nhất có thể
*Lưu ý:
- Không garo
- Không trích rạch và hút nọc độc
- Không bôi mỡ hay đắp thuốc lên vết thương
- Không cố bắt rắn, đảm bảo an toàn của bản thân
- Không trì hoãn việc cấp cứu