
Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=rb5y6lF2zAY&ab_channel=AnhNg%E1%BB%8Dc
1. Khái niệm

Vết rạn trong chấn thương, thường được hiểu là một dạng tổn thương xương, tuy nhiên không nghiêm trọng bằng gãy xương. Nó xảy ra khi xương bị tác động một lực mạnh, khiến cấu trúc xương bị suy yếu nhưng chưa hoàn toàn bị đứt lìa.
2. Nguyên nhân

- Chấn thương trực tiếp: Va chạm mạnh, ngã, tai nạn giao thông...
- Chấn thương lặp đi lặp lại: Do hoạt động thể thao quá sức, vận động quá mức trong thời gian dài.
- Yếu tố tuổi tác: Người già xương yếu hơn, dễ bị rạn nứt hơn.
- Bệnh lý: Một số bệnh như loãng xương, ung thư xương có thể làm tăng nguy cơ rạn xương.
3. Các dấu hiệu nhận biết

- Biến dạng, sưng, bầm tím ở vị trí gãy.
- Đau hoặc khó khăn khi cử động.
- Chi bị ngắn lại, lệch trục hoặc xoắn vặn.
- Có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo ở đầu xương khi vận động.
- Các dấu hiệu của sốc, đặc biệt nếu xương đùi hoặc khung chậu bị vỡ.
- Chi cử động bất thường hoặc không thể cử động.
- Vết thương, có thể nhìn thấy đầu xương gãy thò ra ngoài.
4. Gãy hở và gãy kín

- Ở vết gãy hở, một đầu xương gãy có thể đâm xuyên qua bề mặt da hoặc có một vết tại ổ gãy. Vết gãy hở có khả năng nhiễm trùng rất cao.
- Ở vết gãy kín, phần da quanh ổ gãy vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, các xương có thể bị lệch, gây chảy máu trong và có thể tiến triển thành sốc
5. Gãy vững và gãy mất vững

- Gãy vững xảy ra khi các đầu gãy của xương không di lệch bởi chúng chưa hoàn toàn gãy tách rời nhau. Gãy vững thường xảy ra ở xương cổ tay, xương vai, xương mắt cá, xương chậu. Thông thường, loại gãy này có thể chữa trị đơn giản mà không gây thêm tổn thương.
- Ở loại gãy mất vững, các đầu gãy của xương có thể dễ dàng di lệch, có nguy cơ gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan quanh vị trí tổn thương. Tổn thương mất vững có thể diễn ra nếu xương gãy hoàn toàn hoặc dây chẳng bị đứt. Cần xử trí hết sức cẩn thận để tránh gây thêm tổn thương.
6. Mục tiêu của bạn

- Tránh cử động ở vị trí tổn thương
- Bố trí đưa nạn nhân tới bệnh viện, giúp họ thoải mái khi di chuyển