Bỏng là tổn thương da và mô do tiếp xúc với nhiệt, hóa chất, điện hoặc bức xạ, gây ra triệu chứng đau, đỏ và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
1. Tổng quan về bỏng
.jpg)
Chức năng của da: Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, giữ nước và bảo vệ khỏi vi khuẩn, đồng thời điều hòa nhiệt độ.
Nguyên nhân gây bỏng: Bỏng có thể do điện, nhiệt, hóa chất, phóng xạ và các tác nhân vật lý khác gây ra, dẫn đến tổn thương mức độ khác nhau.
2. Ước lượng diện tích và độ sâu bỏng
.jpg)
Diện tích bỏng (Luật số 9):
- Đầu và cổ: 9%.
- Một cánh tay: 9%.
- Phía trước thân mình (ngực và bụng): 18%
- Phía sau thân mình (lưng và mông): 18%.
- Một chân: 18%.
- Bộ phận sinh dục: 1%.
- Công thức lòng bàn tay: 1% diện tích da
Trẻ nhỏ < 30kg:
- Đầu mặt cổ: 18%.
- Một chân: 13,5%.
- Tay và thân: Luật số 9
Ước lượng độ sâu bỏng (3 độ)
- Độ 1: Chỉ tổn thương lớp thượng bì. Tự khỏi và không để lại sẹo. Không cần tính diện tích bỏng.
- Độ 2: Tổn thương lớp hạ bì
- 2a: Tổn thương lớp biểu bì có gây phỏng nước trong, nền vàng
- 2b: Tổn thương lớp trung bì, sâu hơn, tổn thương lớp tế bào đáy nên dễ chuyển thành độ 3 và nhiễm trùng
- Độ 3: Tổn thượng toàn bộ lớp da, không còn cảm giác đau.
3. Hành động cần thực hiện khi bị bỏng
.jpg)
Gọi cấp cứu: Gọi 115 hoặc đến viện nếu không chắc chắn mức độ bỏng.
Dấu hiệu cần khám:
- Bỏng độ 1 > 5% diện tích da.
- Bỏng độ 2 > 1% diện tích da.
- Bỏng độ 3 bất kỳ diện tích nào.
Các dấu hiệu sốc: Rối loạn tri giác, ớn lạnh, yếu sức.
Có 6 bước xử lý :
Bước 1:Cách ly nguyên nhân gây bỏng (dập lửa, di chuyển ra khỏi vùng hóa chất).
Bước 2:Đánh giá ban đầu theo nguyên tắc ABC.
Bước 3:Tháo bỏ nhẫn, đồng hồ, trang sức để tránh tắc nghẽn mạch máu.
Bước 4:Làm mát vùng bỏng bằng nước sạch.
Bước 5:Che phủ vùng bỏng bằng băng vô trùng hoặc màng bọc thực phẩm.
Bước 6:Theo dõi người bị bỏng cho đến khi nhân viên y tế tới.
4. Phân loại bỏng theo nguyên nhân
Bỏng nắng: Thường gặp độ 1 và 2. Triệu chứng là da đỏ, đau rát, có thể phỏng nước. Điều trị là nghỉ ngơi, bôi kem lô hội.
Bỏng nhiệt: Gây ra từ nước sôi, dầu nóng. Xử lý cần làm mát vết bỏng, che phủ để ngăn nhiễm trùng.
Bỏng hóa chất: Thường do axit. Cần loại bỏ nguồn hóa chất và làm sạch vùng bị bỏng.
Bỏng điện: Tổn thương bên ngoài có thể nhỏ nhưng sâu bên trong. Cần cấp cứu ngay lập tức.
5. Các lưu ý nên và không nên khi xử lý bỏng
Nên:
- Làm mát vết bỏng và che phủ đúng cách.
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng và sốc.
Không Nên:
- Không làm vỡ các phỏng nước.
- Không cởi quần áo dính vào vết thương.
- Không bôi mỡ, dầu hoặc chất lạ lên vết bỏng.
- Không sử dụng băng dính hay bông gạc không vô trùng.
- Không chườm đá trực tiếp lên vết bỏng.
6.Tổng kết về bỏng
Da là cơ quan lớn nhất, bảo vệ cơ thể và điều hòa nhiệt độ. Bỏng có thể xảy ra do tác động của điện, nhiệt, hoặc hóa chất, dẫn đến đau rát, biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Gọi bác sĩ nếu vết bỏng nghiêm trọng. Sơ cứu bao gồm làm mát, che phủ vết thương, và theo dõi tình trạng. Không bôi chất gì lên vết bỏng và không làm vỡ phỏng nước. Nhận diện và xử lý sớm là rất quan trọng để tránh biến chứng.