
Tổn thương xương khớp là những chấn thương thường gặp trong đời sống hàng ngày, lao động hoặc thể thao. Các dạng tổn thương bao gồm bong gân, trật khớp và gãy xương, mỗi loại có đặc điểm, triệu chứng và cách xử lý khác nhau. Việc sơ cứu đúng cách ngay từ đầu không chỉ giúp giảm đau mà còn hạn chế biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để nhận biết và xử trí từng loại tổn thương một cách hiệu quả.
1. Bong gân
Bong gân là hiện tượng dây chằn quanh khớp bị tổn thương do kéo dãn quá mức, gây rách hoặc đứt. Thường xảy ra khi đột ngột sai tư thế hoặc va chạm trong lao động ở các vị trí thường thấy lần lượt là khớp cổ chân, cổ tay, các ngón và khớp gối.
1.1. Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy như sau:
1.2. Cách xử lí
Theo công thức 4C:
- Chườm lạnh: Ngày đầu dùng đá bọc vải (20 phút/lần, 2-3 lần/ngày). Những ngày sau chườm nóng.
- Cố định khớp: Dùng dây chun quấn quanh khớp để cố định, lưu ý không quấn quá chặt.
- Chống đau: Hạn chế vận động, nghỉ ngơi, có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường theo đơn.
- Cao chi giảm phù nề: Gác chi tổn thương cao hơn tim.
Lưu ý:
- Nên: Tuân thủ nguyên tắc 4C, tham khảo qua bác sĩ nếu cơn đau kéo dài.
- Không nên: Đắp lá hoặc xoa bóp sớm vì vẫn chưa có các bằng chứng khoa học xác thực.
2. Trật khớp
Trật khớp là một thương tích nặng, do tác động ngoại lực làm xương lệch khỏi khớp, có thể gây đứt hoặc rách dây chằn.
Ở người lớn, khớp hay tổn thương nhất là khớp vai, các khớp ngón tay. Ở trẻ em gặp thêm khớp khuỷu tay.
2.1. Triệu chứng
Đau đột ngột, biến dạng khớp.
Mất khả năng tự vận động.
Khớp lò xo: Khớp tự quay lại tư thế ban đầu khi bỏ tay ra.
2.2. Cách xử lí
Áp dụng công thức 4C như trên nhưng có 1 số thay đổi nhỏ:
- Chườm lạnh: 15-20 phút lần, cách nhau 30 phút.
- Cố định khớp: Giữ khớp ở tư thế hiện tại, không kéo nắn khớp.
- Chống đau: Hạn chế cử động, dùng thuốc giảm đau.
- Cao chi giảm phù nề: Gác chi tổn thương cao hơn tim.
Đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để nắn chỉnh.
Lưu ý:
- Nên: Chụp X quang trước khi tiến hành nắn chỉnh.
- Không nên: Tự thực hiện nắn khớp tại nhà nếu không có chuyên môn, có thể gây tổn thương thêm cho nạn nhân.
3. Gãy xương
Để nhận biết gãy xương, chúng ta sẽ xem qua các triệu chứng sau:
Dấu hiệu tại chỗ: Quan sát tại vùng va chạm trên cơ thể nạn nhân để nhận biết
- Gãy xương kín (không rách da): đau nhói, biến dạng, sưng nề, không vận động được, mất liên tục khi sờ dọc theo chân, tay.
- Gãy xương hở: Vị trí gãy bầm dập, rách da, lộ xương, chảy máu.
Dấu hiệu toàn thân:
- Sốc: Nạn nhân sẽ sốc do đau và mất nhiều máu, da tái lạnh, vã mồ hôi và tụt huyết áp.
- Mất máu: Do xương chứa nhiều mạch máu nên khi bị gãy nạn nhân sẽ mất máu rất nhiều.
Lưu ý đối với bệnh nhân gãy xương:
- Đừng vội di chuyển người bị nạn khi chưa đánh giá rõ tổn thương, đặc biệt là cột sống.
- Không cố xác định gãy xương bằng cách ấn vào nơi tổn xương để tìm tiếng lạo xạo.
- Không cố kéo xương gãy cho thẳng để cố định. Hãy đặt nạn nhân ở tư thế họ ít thấy đau nhất.
- Kiểm tra mạch đập ở vị trí phía dưới băng bó.
- Mang găng tay và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiến hành sơ cứu vết thương chảy máu.
3.1. Cách xử lí
Cách sơ cứu:
- Gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt và đánh giá nhanh tổn thương toàn thân và tại chỗ.
- Bất động xương gãy:
- Dùng nẹp hoặc thanh gỗ, bìa cứng,… cố định khớp trên và dưới ổ gãy.
- Nếu gãy xương hở: Bất động tại tư thế gãy, cầm máu và phủ vết thương bằng gạc sạch.
- Kiểm tra mạch máu: Đảm bảo máu lưu thông.
- Đưa đến bệnh viện gần nhất: Đảm bảo an toàn khi vận chuyển nếu không có xe cấp cứu.
- Trấn an nạn nhân và giải thích nếu cần thiết khi thực hiện sơ cứu.
- Không cố cởi bỏ quẩn áo nạn nhân, nếu bắt buộc phải để lộ vết thương: cởi từ bên lành trước hoặc dùng kéo cắt theo đường chỉ may.
Lưu ý:
- Nên:
- Bất động xương đúng cách.
- Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất hỗ trợ liền xương.
- Không nên:
- Cho nạn nhân ăn uống tại hiện trường.
- Đắp lá hay tự ý gỡ bỏ cố định, dễ gây nhiễm trùng và biến chứng.